Ủy ban Kiểm tra Trung ương do ông Nguyễn Duy Ngọc đứng đầu sẽ chủ trì, phối hợp với ông Lê Minh Hưng – Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị nội dung, và tham mưu tổ chức 19 đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Thật ra chủ trương này là của Tô Lâm. Bộ Chính trị lâu nay đứng trên Ban Bí thư, nhưng giờ đây Bộ Chính Trị đang bị Ban Bí thư điều khiển. Dưới bàn tay của Nguyễn Duy Ngọc, 19 đoàn kiểm tra này sẽ làm việc với 69 đảng ủy, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.
Theo tông tin chi biết, mục đích của 19 đoàn là để hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất trong toàn quốc theo Kết luận số 121 (về tổng kết Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa 12). Tuy nhiên, giữa mục đích và động cơ thực sự đôi khi rất khác biệt. Có thể mục đích chỉ là mị dân, động cơ thật sự là thanh trừng, loại bỏ bớt thành phần không vừa mắt.
Sắp tới đây, các Bí thư tỉnh sẽ bị đoàn của Nguyễn Duy Ngọc thanh tra, kiểm tra để xem xét ai có đủ điều kiện nắm quyền sau khi sáp nhập. Việc đánh giá ai không đủ điều kiện là do Nguyễn Duy Ngọc quyết định trước khi trình đến Tô Lâm. Nếu ai muốn ở lại cần phải “biết điều” trước Ủy viên Bộ Chính trị, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc.
Nguyễn Chí Dũng bị mất ghế Bộ trưởng khi Bộ Kế hoạch Đầu tư bị ép phải sáp nhập vào Bộ tài chính. Ông Dũng đã bỏ ra 12 triệu đô la để mua chức Phó Thủ tướng nhưng chỉ ngồi chừng 10 tháng. Như vậy, khi một quan đầu tỉnh bị thông báo “bị loại” sẽ cần bao nhiêu?
Tướng Công an là người điều khiển 19 đoàn thanh tra, chẳng khác nào đây là “bàn tay sắt” của Tô Lâm đang thọp đến từng cổ đồng chí. Ai đáng ghét thì “bóp”, ai “không biết điều” cũng bóp… Vừa thanh trừng mạnh mẽ, mà cũng vừa kiếm được khoản không hề nhỏ cho những thứ dịch vụ dưới gầm bàn, như trường hợp cuả Nguyễn Chí Dũng.
Thông qua Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương ra Kết Luận 126, quyết thực hiện công tác tinh gọn ngay trong năm 2025. Điều đó có nghĩa, rất nhiều người sẽ bị loại khỏi mâm quyền lực tại “ngày hội ăn chia” Đại hội 14.
Muốn nắm quyền toàn diện, Tô Lâm cần phải kiểm soát hết tất cả các chính quyền địa phương, và sau đó là kiểm soát luôn Chính phủ nhằm hạn chế sức mạnh của đối thủ.
Với việc cho thành lập 19 đoàn thanh tra để đi khắp Việt Nam thanh lọc nhân sự cấp ủy viên Trung ương Đảng, rất có thể Tô Lâm sẽ kiểm soát toàn bộ các chính quyền cấp tỉnh trong năm nay. Đây là một lợi thế không nhỏ để củng cố chiếc ghế Tổng Bí thư ở nhiệm kỳ sau.
Giờ chỉ cần lập thêm đoàn thanh tra, kiểm tra công tác tinh gọn ở Chính phủ, Tô Lâm sẽ điều khiển được tất cả. Trong Chính phủ, Phạm Minh Chính đang cho phình ra ở cấp Thứ trưởng và Phó Thủ tướng. Hành động này như lời thách thức đối với Tô Lâm nhưng ông vẫn chưa có biện pháp đối phó. Dù chưa thể nắm hoàn toàn, nhưng Chính phủ vẫn là nơi Phạm Minh Chính “có quyền lớn nhất”.
Đập đổ chén cơm cũng gây ra sự căm hận, mà móc túi đồng chí cũng khiến oán khí gia tăng. Như vậy, việc thực hiện chính sách tinh giản sẽ khiến cho sự ủng hộ Tô Lâm giảm đi. Liệu rằng, Tô Lâm có tiên liệu được hết hậu quả để đối phó hay không?
Chế độ Công an trị trong Đảng đang được thực hiện. Nó không chỉ là lập kho dữ liệu khổng lồ về hồ sơ đen của các đồng chí, mà nó còn được thể hiện qua hành động móc túi một cách cưỡng bức, hoặc đạp đổ chén cơm của các đồng chí.
Muốn đưa tất cả vào khuôn khổ, Tô Lâm chỉ có một cách làm cho đồng chí lo và sợ. Tuy nhiên, để đưa được mọi thứ vào khuôn khổ, thì Tô Lâm cũng dần trở thành kẻ bị chống đối trong Đảng. Chính sách này là con dao 2 lưỡi.
Thái Hà-Thoibao.de