Bắt đầu từ Chính phủ, Phạm Minh Chính cho Chính phủ phình ra với 7 Phó Thủ tướng, các cấp thứ trưởng được tăng lên. Từ đó biến chính sách tin giản của Tô Lâm thành trò đùa. Báo chí thì “tự sướng” ngay những chỗ giảm còn những chỗ phình ra thì họ không nói nhiều.
Người Việt có câu, “thượng bất chính thì hạ tất loạn”. Ở cấp Chính phủ đã không xem chính sách của Tổng bí thư ra gì thì khác nào tể tướng không nghe lời vua? Mà một khi tể tướng không nghe lời vua thì liệu các quan phụ mẫu ở cấp thấp hơn có biết vâng lệnh vua hay không?
Mới đây, báo chí cho biết sau khi hợp nhất, trung tâm Văn hóa Thể thao và Du lịch huyện Long Đất thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 1 Giám đốc và 12 Phó Giám đốc. Chính phủ có 7 Phó Thủ tướng đã nhiều, nhưng một cơ quan nhỏ cấp huyện lại có đến 12 Phó giám đốc. Điều này cho thấy, cấp cơ sở phình còn to hơn cấp Trung ương.
Đấy chỉ là trường hợp hiếm hoi nổi lên mặt báo. Có ý kiến cho rằng, trường hợp như trung tâm Văn hóa Thể thao và Du lịch huyện Long Đất đang xảy ra khắp nơi, cấp tỉnh và cấp huyện đều thực hiện chinh sách “không bỏ lại ai phía sau”, còn chính sách tin gọn của Tô Lâm chỉ thực hiện cho có hình thức.
Người dân Việt Nam lâu nay vẫn ví von chế độ này là một “nhà nước phong kiến trá hình” với mô hình bộ máy song trùng Vua Lê – Chúa Trịnh. Vua bù nhìn, Chúa mới thực sự là người điều khiển triều chính. Vua bù nhìn là ghế Chủ tịch nước hữu danh vô thực, chúa chính là Tô Lâm, người sẽ điều khiển triều chính. Còn Thủ tướng chính là tể tướng hay thừa tướng tùy cách gọi.
Một triều đình mà khi chiếu chỉ ban ra, tể tướng lại không muốn thi hành và cả quan quèn cấp huyện cũng tìm cách chống lại thì liệu rằng, triều đình ấy có hùng mạnh không? Dân tộc ấy có thể nào “vươn mình” được hay không?
Huỳnh Tú-Thoibao.de