Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng 26/3, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề nghị bỏ xăng khỏi diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vì xăng là mặt hàng thiết yếu, không thể hạn chế sử dụng.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Tài chính nhất quyết không bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng để khuyến khích người tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
Xăng là mặt hàng thiết yếu, dù có áp thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải sử dụng, xăng dầu phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, bắt dân tiết kiệm thì khác nào bảo dân đừng đi ra đường.
Việc lấy cớ áp thuế tiêu thụ đặc biệt để bảo vệ môi trường cũng là vô lý, với mỗi lít xăng, người tiêu dùng phải trả gần 12.000 đồng là tiền thuế, trong đó thuế bảo vệ môi trường là 2.000 đồng. Lãnh đạo thì lo đào núi, lấp biển, chặt hạ cây xanh nhưng lại bắt dân đóng thuế để bảo vệ môi trường.
Tính thuế tiêu thụ đặc biệt làm tăng giá xăng, dẫn đến giá cả tất cả hàng hóa đều tăng theo, bao nhiêu chi phí đổ lên đầu dân. Miệng thì nói do dân vì dân, chẳng qua khoản thuế thu từ xăng dầu quá lớn nên lãnh đạo không muốn bỏ.
Cô Ba