Hiện nay kế hoạch sáp nhập tỉnh cũng đã được bung ra cho công chúng biết. Từ 63 tỉnh thành hiện chỉ còn 34 đơn vị hành chính. Trong đó có 11 tỉnh vẫn giữ như cũ. Lý do Tô Lâm đưa ra là nhiều tỉnh có quy mô dân số nhỏ nên cần sáp nhập lại. Ngoào ra còn có lý do muốn tinh giản bộ máy hành chính cấp tỉnh. Hầu hết các tỉnh sau khi nhập vào đều có dân số trên 3 triệu dân. Tuy nhiên, tỉnh Hà Tĩnh chỉ có quy mô dân số 1,2 triệu dân. Ấy vậy mà Tô Lâm lại ưu ái cho tỉnh này giữ nguyên không sáp nhập. Nguyên nhân là vì sao?
Tuy Hà Tĩnh là tỉnh nhỏ nhưng số Ủy viên Trung ương Đảng lại rất đông. Họ có đến 8 Ủy viên Trung ương Đảng và 2 Ủy viên Bộ Chính trị, đấy là đã trừ đi Đặng Quốc Khánh-Cựu Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường do bị kỷ luật cách chức.
Trước đây, Nghệ An và Hà Tĩnh vốn là một tỉnh, tỉnh Nghệ Tĩnh. Rồi sau đó 2 tỉnh này tách đôi, tuye nhiên xét về văn hóa, giọng nói khá tương đồng. Vậy thì vì sao Tô Lâm không cho sáp nhập 2 tỉnh này lại như cũ mà để cho một mình Hà Tĩnh tồn tại giữa một rừng tỉnh lớn như vậy?
Có lẽ Tô Lâm xét về yếu tố chính trị hơn là yếu tố diện tích, quy mô dân số và sức mạnh kinh tế. Nếu xét về 3 tiêu chí trên thì Hà Tĩnh không đạt. Vậy chỉ có thể là vì yếu tố chính trị Tô Lâm mới không sáp nhập Nghệ An với Hà Tĩnh.
Giả sử như Tô Lâm chấp nhận phương án nhập Nghệ An với Hà Tĩnh thì điều gì xảy ra? Ở Trung ương Đảng, Nghệ An có 2 Ủy viên Bộ Chính trị, 10 Ủy viên Trung ương Đảng và 1 Ủy viên dự khuyết. Thật ra Ủy viên dự khuyết về quyền lợi cũng chẳng khác gì ủy viên chính thức, vẫn có thể đảm nhiệm những chức vụ nhà nước của ủy viên chính thức. Vậy nên, nếu 2 tỉnh này nhập lại thì Nghệ Tĩnh sẽ có 4 Ủy viên Bộ Chính trị và 19 Uỷ viên Trung ương Đảng (kể cả ủy viên dự khuyết).
Với số lượng ủy viên Trung ương và ủy viên Bộ Chính trị đông đảo như thế, nếu không cân nổi nhóm Hưng Yên thì cũng gây khó dễ không ít cho nhóm này. Bởi trong Bộ Chính trị và Trung ương Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ được đặt lên hành đầu. Vì vậy địa phương có đông thành viên rất lợi thế.
Loạn 12 sứ quân là một giai đoạn lịch sử của dân tộc cách đây hơn 1000 năm. Nguyên nhân là chính quyền trung ương bất lực khiến cho các phe phái nổi lên tranh giành quyề lợi cho phe phái của mình. Phe nào cũng muốn mình làm vua một cõi và vì thế, các phe chia nhau gây chiến khiến cho xã hội lầm than, dân cực khổ bởi khi đánh, họ vét tiền dân làm nguồn sống nuôi binh, họ lấy sức dân để đánh nhau vv…
Giờ đây ở Trung ương như đang diễn ra cảnh “loạn 12 sứ quân” như trước đây. Từ thời ông Nguyễn Phú Trọng nắm quyền ở nhiệm kỳ đầu, Trung ương có 2 phe. Giờ đây không chỉ có 2 mà là nhiều hơn. Đáng nói là ở Trung ương có các phe như: Hưng Yên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quân đội vv… đang nỗ lực tranh giành ảnh hưởng. Từ thời kỳ đầu các sứ quân nổi lên, cái chết bí ẩn của các quan chức Trung ương cũng ngày một nhiều. Có thể kể ra như Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang, Nguyễn Chí Vịnh, Lê Văn Thành vv…
Điều đáng ngại cho Hưng Yên là các sứ quân lớn sẽ liên minh với nhau chống lại một thế lực đang lên. Có lẽ vì lo ngại điều này mà Tô Lâm không muốn một “sứ quân” mạnh như Hà Tĩnh không phải nhập lại với một sứ quân mạnh khác chăng?
Thực tế trong Quân đội cũng có nhiều “sứ quân” chứ không phải một sứ quân thống nhất. Trong đó, Lương Cường và Phan Văn Giang là 2 sứ quân mạnh và hiện nay Tô Lâm cũng đang nỗ lực ngăn chặn sự liên minh của 2 nhóm này.
Hoàng Phúc -Thoibao.de