Cơn sóng ngầm trong Quân đội chống Tổng BT Tô Lâm đang diễn ra như thế nào?

Chỉ còn chưa đầy 9 tháng nữa, Đại hội lần thứ 14 của Đảng Cộng sản Việt nam sẽ chính thức khai mạc. Đại hội này sẽ bầu ra một ban lãnh đạo mới của Việt nam để đưa đất nước bước sang một “kỷ nguyên mới” trong sự phát triển của đất nước.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, trong bối cảnh nội bộ của đảng được cho là mất đoàn kết trầm trọng, bởi lý do có các quan điểm về đường lối khác biệt, thậm chí trái ngược nhau. Từ đó, đã làm suy yếu sự đoàn kết và thống nhất trong nội bộ của Đảng. 

​Đáng chú ý, trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều trang, nhóm của lực lượng Dư Luận viên và các trang fanpage liên quan đến lực lượng tác chiến không gian mạng của Bộ Quốc phòng.

Theo đó, khi mà Đại hội lần thứ 14 của Đảng đang đến gần thì các trang này đã đưa ra các bài viết, các status nói xấu Tổng Bí thư Tô Lâm. Ví dụ như, khẳng định rằng, việc ông Tô Lâm trao Huân chương Sao vàng cho cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh là không xứng đáng, và không phù hợp với lòng dân.v.v… 

Đồng thời, cũng có rất nhiều các bài viết, các video clip liên quan đến Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc Phòng. Và điểm chung đều cho rằng ông Phan Văn Giang có đạo đức cách mạng xứng đáng giữ vai trò Tổng Bí thư hơn ông Tô Lâm. 

Theo giới quan sát, nếu những thông tin vừa kể xuất hiện trước đây thì không có gì đáng nói. Nhưng nó lại xuất hiện ngay tại thời điểm nhạy cảm, khi công cuộc tinh gọn bộ máy trong nội bộ Quân đội đang được tiến hành gấp rút.

Đây là điều đã khiến cho công luận đặt câu hỏi, phải chăng đây là luồng dư luận trong nội bộ quân đội đang thể hiện sự chống đối ngấm đối với Tổng Bí thư, để đòi phân chia lại ghế cho phe tướng lĩnh Quân đội trước Đại hội đảng 14.

Cụ thể, khi các lãnh đạo cấp cao của Bộ Quốc phòng đang dần được bổ sung những người gốc Hưng Yên, như Trung tướng, Hoàng Xuân Chiến và Trung tướng Nguyễn Hồng Thái. Theo đó, ông Tô Lâm đang nỗ lực để đưa một số người thân tín vào nắm Quân đội, vốn là đối thủ cạnh tranh với Công An.

Hay, có thể đây là một thủ đoạn của một thế lực chính trị từ bên ngoài đang cố tình tung “hỏa mù”, nhằm giật dây để chia rẽ nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam, để thao túng và điều khiển khi cần thiết? 

Công luận thấy rằng, những phát biểu mang tính “dân túy” của Tổng Bí thư Tô Lâm trong thời gian gần đây đều đúng với thực trạng của đất nước. Tuy nhiên, cái mà người dân đang trông chờ chính là các hành động cụ thể chứ không phải những khẩu hiệu nói suông từ Tổng Bí thư như đã thấy.

Đặc biệt là những chính sách đối với ngành Công An trong thời gian qua, như Nghị Định 168/2024 vừa qua mang quá nhiều các điều phiền toái và mất lòng dân. 

Nếu Tổng Bí thư Tô Lâm là một lãnh đạo quốc gia thực thụ, thì ông Tô Lâm nên bỏ lối tư duy cai trị mang tính vụn vặt của một lãnh đạo Công An. Để đổi mới bằng tư duy phục vụ của giới kỹ trị theo phong cách của một chính khách thực thụ và chuyên nghiệp.

Theo giới thạo tin, việc rất nhiều trang mạng xã hội đã lạm dụng hình ảnh của Đại tướng Phan Văn Giang. Cũng có thể xuất phát từ một bộ phận các quân nhân bị tinh giản, hoặc điều chuyển đang bất mãn nên ngấm ngầm chống đối.

Tuy nhiên, không thể loại trừ một khả năng mang tính “dài hơi”, đó là một chiêu bài mang tính chính trị. Để dọn đường cho một khả năng xảy ra “binh biến’ trong Quân đội, dưới sự “bật đèn xanh” từ Trung Nam Hải. Để đưa một tướng lĩnh Quân Đội thân Trung Quốc giữ chức Tổng Bí thư thay cho ông Tô Lâm.

Đây, cũng có thể là lý do nhằm tạo sức ép đối với ông Tô Lâm và phe Hưng Yên để Chủ tịch Nước Lương Cường hay Đại tướng Phan Văn Giang tiếp tục ở lại sau Đại hội 14. Để tiếp tục giữ chức Bộ trưởng Quốc Phòng hoặc Chủ tịch Nước nếu như còn đủ sức khỏe.

Còn chức Tổng Bí thư, sẽ vẫn tiếp tục do ông Tô Lâm đảm nhiệm, đây là giải pháp được cho là dung hòa để giữ hòa khí và để cân bằng hai thế lực chính trị hàng đầu hiện nay, là Quân đội và Công An. Chúng ta hãy cùng chờ xem.

Trà My – Thoibao.de