Theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Nước Lương Cường, trong 2 ngày 14 và 15/4/2025, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung quốc ông Tập Cận Bình sẽ đến Hà Nội. Đây là chuyến thăm lần thứ tư của ông Tập – một lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước Trung Quốc.
Theo giới phân tích, chuyến thăm của ông Tập Cận Bình có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chính trị Việt nam. Trong bối cảnh địa chính trị và các diễn biết quốc tế đang hết sức phức tạp, do ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Do đó, ông Tập Cận Bình đến Hà Nội có thể mang theo một thông điệp “cứng rắn” rằng Bắc Kinh sẽ yêu cầu ban lãnh đạo Việt Nam duy trì chính sách đối ngoại trung lập với các cường quốc, và tránh liên kết quá chặt chẽ với Hoa Kỳ.
Mà trước đó, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có một hành động được cho là rất thiếu “tế nhị” khi đã trực tiếp điện đàm với ông Donald Trump. Đây chắc chắn là vấn đề ông Tập và ban lãnh đạo Trung Nam hải sẽ rất hết sức không hài lòng với ông Tô Lâm. Điều đó, sẽ tương tự như phản ứng “không hài lòng” của Bắc kinh trong chuyến công du Mỹ vào tháng 9/2024 của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Giới quan sát quốc tế đã đưa ra đánh giá về một khả năng để loại bỏ Tổng Bí thư Tô Lâm của Ban lãnh đạo Trung quốc. Theo đó, một sự kiện tương tự như việc cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải “chủ động” rút lui khỏi vị trí ứng viên chức vụ Tổng Bí thư cuối năm 2015, trước ngày Đại hội Đảng 12 chính thức khai mạc.
Trước Đại hội Đảng 12 (tháng 1/2016), chính trường Việt Nam chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa hai nhân vật chủ chốt. Đó là, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Ba Dũng nhờ mạng lưới ảnh hưởng rất sâu, rộng trong bộ máy chính trị, đặc biệt trong các Doanh nghiệp Nhà nước nên chiếm ưu thế.
Còn ông Nguyễn Phú Trọng đại diện cho nhóm bảo thủ, thân Trung quốc đã nhấn mạnh sự ổn định của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để chống lại các xu hướng cải cách mạnh mẽ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, điều mà ông Trọng coi là có nguy cơ lớn sẽ dẫn đến nguy có đánh mất sự kiểm soát của Đảng.
Đây chính là lý do, tại sao, cuối tháng 12/2015, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao bất ngờ thăm Trung Quốc, để gặp Chủ tịch Tập Cận Bình.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh nhạy cảm, trước ngày khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 12. Đặc biệt sau chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ (tháng 7/2015), và là thời điểm ông Dũng thúc đẩy mạnh mẽ sự hợp tác kinh tế với phương Tây và Hoa kỳ.
Một sự kiện đáng chú ý, đó là Đại hội Đại biểu Nhân Đại – tức Quốc hội Trung quốc đã ra Nghị quyết cho phép Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc triển khai quân đội ra nước ngoài, để bảo vệ các giá trị Xã hội Chủ nghĩa và lợi ích quốc gia của nước này.
Nghị quyết này nhằm tăng cường khả năng can thiệp quân sự của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông, nơi Việt Nam đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Không loại trừ khả năng ban lãnh đạo Việt nam có hành động “kháng cự”, thì khi đó xe tăng của quân đội Trung Quốc sẽ xuất hiện ở Ba Đình.
Ngay sau Nghị quyết của Nhân Đại Trung quốc, ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rút khỏi cuộc đua vào vị trí Tổng Bí thư, đồng thời chấp nhận không tái ứng cử các vị trí lãnh đạo cao nhất tại Đại hội 12.
Trong bối cảnh chỉ còn khoảng 8 tháng nữa, Đại hội Đảng 14 sẽ khai mạc. Nếu ông Tô Lâm bị coi là “thân Mỹ” quá mức, Trung Quốc có thể chuyển đến phe bảo thủ, thân Bắc Kinh trong nội bộ đảng. Một tín hiệu mạnh mẽ từ Trung Quốc, tương tự Nghị quyết Nhân Đại năm 2015, với mục đích làm lung lay vị thế của Tổng Bí thư Tô Lâm, là một lãnh đạo bị xem là thân phương Tây, và Hoa Kỳ.
Xin nhắc lại, cuối năm 2015, Nghị quyết của Nhân Đại được hiểu là một lời cảnh báo về khả năng can thiệp quân sự từ Trung Quốc. Điều đó đã khiến một số đông lãnh đạo Việt Nam lo ngại về việc, nếu Hà nội đi ngược lại lợi ích của Bắc Kinh. Thì ông Tập Cận Bình và Trung Nam Hải sẽ có hành động để khẳng định, Trung Quốc sẽ không chấp nhận một Việt Nam quá thân Hoa kỳ và Phương Tây.
Chúng ta hãy cùng chờ xem.
Trà My – Thoibao.de