Tại sao xe chở Tập Cận Bình đến Hà Nội không gắn cờ Việt Nam?

Trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, một chi tiết nhỏ nhưng gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Đó là việc, tại sao xe chở ông Tập không gắn cờ nước chủ nhà Việt Nam. 

Đây là, biểu tượng thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau và khẳng định tính chất chính thức của chuyến thăm cấp nhà nước của lãnh đạo Trung quốc khi đến Việt nam.

Công luận thấy rằng, theo nguyên tắc ngoại giao, và thông lệ quốc tế xe chở nguyên thủ các quốc gia khi viếng thăm các nước khác phải cắm cờ của cả 2 quốc gia trên đầu xe của nguyên thủ. 

Vậy việc xe chở ông Tập Cận Bình không gắn cờ Việt Nam là một sự cố ngoại giao, hay hành động coi thường chủ quyền của nước chủ nhà? 

Nhiều ý kiến khẳng định, bởi trong ngoại giao, không có điều gì là sự “vô tình” mà mọi hành động hay sự im lặng đều có chủ đích, và đều mang theo thông điệp chính trị nhất định.

Phải chăng, động thái này được cho là nằm trong một chiến lược thầm lặng, là biểu hiện của chính sách “cộng đồng chung vận mệnh” giữa Việt nam và Trung quốc?

Theo giới chuyên gia, đây không phải là điều chưa từng có tiền lệ, vì thế chưa thể kết luận chắc chắn là hành động coi thường chủ quyền của Việt nam là nước chủ nhà. Nó có thể là kết quả của sự thỏa thuận trước giữa lãnh đạo Việt nam và Trung quốc, hoặc do chiến lược ngoại giao riêng biệt của Trung Quốc. 

Theo đó, một số tiền lệ trong các chuyến thăm ở các quốc gia khác cũng cho thấy phía Trung Quốc đôi khi xe “nguyên thủ” không gắn cờ nước chủ nhà. 

Điều này có thể nằm trong chiến lược kiểm soát hình ảnh truyền thông hoặc do quy định nội bộ từ phía Bắc Kinh về an ninh và lễ tân. Ngoài ra, vì lý do an ninh việc không gắn cờ Việt nam trên xe của ông Tập Cận Bình cũng có thể là một biện pháp an ninh để tránh bị chú ý quá mức. 

Nhất là, tại Việt nam là một quốc gia “nhạy cảm” về chính trị đối với Trung Quốc. Cho nên, cần phòng ngừa có nguy cơ bị người dân ở Hà Nội phản đối.

Việc Việt Nam đồng ý vì lý do an ninh theo đề nghị từ phía Trung Quốc, phản ánh sự linh hoạt trong ngoại giao, không nhất thiết là sự nhân nhượng chủ quyền.

Hồng Lĩnh – Thoibao.de