Chuyến thăm ông Tập, toan tính của Tổng bí thư Tô Lâm “vỡ trận”?

Hội nghị Trung ương lần thứ 11 là hội nghị chốt vội danh sách cơ cấu quyền lực trước thời hạn. Thông thường, đến Hội nghị Trung ương lần thứ 12 vào Tháng 10 mới chốt thì nay Tô Lâm cho chốt khá sớm.

Việc chốt danh sách sớm vừa có mặt có lợi cho Tô Lâm và cũng có mặt bất lợi. Mặt có lợi dễ thấy nhất là Tô Lâm đã đặt Tập Cận Bình vào thế đã rồi. Ý kiến từ nội bộ đánh giá rằng, nếu để Hội nghị Trung ương 11 diễn ra đúng lịch, tức sau khi ông Tập Cận Bình sang thăm thì xem như phe Tô Lâm bất lợi. Bởi ông Tập Cận Bình vẫn chưa rõ ràng thái độ với Tô Lâm như ông từng ủng hộ hết lòng với Nguyễn Phú Trọng trước đây. Việc chốt danh sách cơ cấu sớm giúp Tô Lâm “chạy lũ” sớm.

Có ý kiến cho rằng, với thế chẻ tre trên chính trường, nếu để cho các phe phái đấu nhau thiêm 1 tháng nữa mới diễn ra hội nghị (giả sử ông Tập Cận Bình không can thiệp) thì lợi thế dành cho phe Tô Lâm còn lớn hơn nữa. Ở 2 lần Hội nghị bất thường lần trước, ông Tô Lâm đã củng cố sức mạnh vững chắc cho phe Hưng Yên bằng 2 ghế Ủy viên Bộ Chính trị cho Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc. 

Trước khi chốt nhân sự cho Đại hội Đảng, nếu Tô Lâm đưa thêm Trần Lưu Quang và Hoàng Xuân Chiến vào Bộ Chính trị thì xem như phe Hưng Yên thành công mĩ mãn. Tuy nhiên, người tính không bằng trời tính. Tô Lâm đã không như ý cho trường hợp Trần Lưu Quang và Hoàng Xuân Chiến.

Việc Trần Lưu Quang không được chốt dah sách vào Bộ Chính trị, điều đó có nghĩa ông Phạm Minh Chính vẫn an tâm ngồi ghế Thủ tướng. Ban đầu, ý định đưa Trần Lưu Quang vào Bộ Chính trị từ trước đại hội để loại Phạm Minh Chính, nhưng dường như kế hoạch đã bị phá sản. Có khả năng ông Trần Lưu Quang không thể vào Bộ Chính trị ở Đại hội 14 chứ nói gì đến tham vọng ghế Thủ tướng?

Việc ông Hoàng Xuân Chiến không được cơ cấu vào Bộ Chính trị mà thay vào đó là Nguyễn Tân Cương, thì điều đó cho thấy toan tính của ông Tô Lâm nhằm Hưng Yên hóa quân đội bước đầu nhận thất bại.

Trên đấu trường khốc liệt, thất bại kẻ này thì ắt thành công cho kẻ khác. Việc Hoàng Xuân Chiến thua Nguyễn Tân Cương cũng phản ánh thế trận giữa phe Tô Lâm và phe Phan Văn Giang trong quân đội. Phe Phan Văn Giang đang thắng thế ở Hội nghị lần thứ 11 lần này. Từ thắng lợi này, nhánh quyền lực quân đội đang nổi lên dần lấy lại thế cân bằng với nhánh quyền lực Công an của Tô Lâm.

Nay là Tháng 4, còn đến 8 tháng nữa mới đến ngày hội ăn chia lớn. Vậy câu hỏi đặt ra là, liệu còn cơ hội nào cho phe Tô Lâm xé bỏ đi “khế ước ăn chia” của Hội nghị Trung ương 11 để thay bằng một khế ước khác hay không? 

Rất có thể Tô Lâm muốn thêm một vài kỳ họp bất thường nữa để chia lại miếng bánh, tuy nhiên, tham vọng này sẽ không dễ đạt được vì “khế ước” hiện nay đang làm hài lòng đa số, trừ Tô Lâm. Có lẽ người bảo vệ mạnh mẽ khế ước này là Phan Văn Giang và Phạm Minh Chính. Cả ông Ba Dũng cũng đang rất hài lòng với “bản khế ước này” vì Nguyễn Văn Nên sẽ rút và Nguyễn Thanh Nghị được cơ cấu thay thế.

Bộ Chính trị hiện nay có 17 thành viên. Theo “khế ước ăn chia” thì 5 nhân vật phải rút, đó là: Lương Cường, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Văn Nên. Bổ sung 6 gương mặt mới. Đó là: Nguyễn Tân Cương, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Trần Hồng Hà, Bùi Thanh Sơn, Nguyễn Thanh Nghị. 

Như vậy, với 17 người, rút 5 bổ sung 6 thì tổng sẽ là 18 Ủy viên Bộ Chính trị, ngang bằng với số Ủy viên Bộ Chính trị từ đầu khóa 13. Việc phá vỡ bộ khung hoàn chỉnh này để nhét thêm Trần Lưu Quang và Hoàng Xuân Chiến là rất khó. Liệu trong 8 tháng, Tô Lâm có xé cũ lập mới hay không? Chờ xem!

Trần Chương -Thoibao.de