Việc, ông Nguyễn Xuân Ký, cựu Bí thư Tỉnh ủy, cựu Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh được Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp nhận làm giảng viên đã được công luận hết sức chú ý.
Được biết, vào tháng 8/2024, ông Nguyễn Xuân Ký đã bị kỷ luật cho thôi chức Ủy viên Trung ương. Bởi lý do, liên quan đến tham nhũng, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm.
Khi các ông Tô Lâm và Phạm Minh Chính là 2 ứng viên cho chức vụ Tổng Bí thư tại Đại hội 14. Đã buộc ông Tô Lâm cần truy vết để làm suy yếu ông Phạm Minh Chính một đối thủ tiềm năng.
Ông Nguyễn Xuân Ký bị xử lý, nằm trong Kế hoạch truy bắt bị án Nhàn AIC của Bộ Công An. Đây là một chiến dịch nhắm vào ông Chính và nhiều cán bộ lãnh đạo tại Quảng Ninh.
Việc Nguyễn Xuân Ký không bị truy tố, là một chiến thắng của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Điều đó, đã cho thấy thế lực chính trị của ông Chính còn đủ mạnh.
Trong chuyến thăm Việt nam gần đây, ông Tập Cận Bình có thái độ hết sức thân mật và gần gũi với Thủ tướng Phạm Minh Chính. Thông qua các “ngôn ngữ cơ thể”, như các cử chỉ bắt tay, ôm ấp, đặt tay lên lưng ông Chính.
Đây chính là lý do, vì sao đã có nhiều ý kiến đánh giá, Thủ tướng Phạm Minh Chính có khả năng sẽ rất cao sẽ được Trung Nam Hải ủng hộ làm Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt nam lần thứ 14 thay cho ông Tô Lâm.
Ban lãnh đạo Bắc Kinh có tầm quan trọng trong công tác nhân sự cấp cao của Việt Nam, và “thái độ” ngoại giao, là một tín hiệu chính trị rất rõ ràng. Nên những cử chỉ thân mật này được hiểu ngầm rằng Bắc Kinh đánh giá cao và tín nhiệm đối với ông Phạm Minh Chính.
Hơn nữa, một Tổng Bí thư của Việt Nam được Bắc Kinh muốn, phải hội đủ các yếu tố, không bài Trung, không quá ngả về Hoa kỳ, và cần có quyền lực để duy trì ổn định trong đảng. Ông Phạm Minh Chính, từng là Trung tướng Công an, và là người được đánh giá là thực dụng, đặc biệt về khả năng quản lý và điều hành kinh tế.
Đây chính là lý do vì sao, ông Chính luôn được giới ngoại giao quốc tế đánh giá cao, và là một điểm cộng về “tính cân bằng”, điều mà Trung Quốc hết sức coi trọng.
Đặc biệt, với các Dự Án siêu Kinh tế của Việt nam sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất lớn với Trung Quốc. Như: Đường sắt Tốc độ cao Bắc – Nam; Dự án đường sắt Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Cảng Hải Phòng; và việc tái khởi động Nhà máy điện Hạt nhân ở Ninh Thuận với vốn vay ưu đãi “đặc biêt” từ Trung Quốc.
Đây là các dự án kinh tế với vốn vay từ Bắc Kinh hàng chục tỷ USD, và do nhà thầu Trung quốc thi công, đây là điều Bắc Kinh cực kỳ quan tâm;
Nếu ông Phạm Minh Chính thúc đẩy sớm các dự án này trước Đại hội 14, thì chắc chắn Trung Nam Hải sẽ phải ghi nhận công trạng này cho ông Chính. Với lý do, Bắc Kinh sẽ ủng hộ một ứng viên có khả năng giữ ổn định chính trị, đồng thời duy trì được các Dự Án mang lại “siêu lợi nhuận”, và sẽ dùng để kiểm tỏa Việt nam.
Do đó, với Bắc Kinh, ông Chính, sẽ trở thành “người bạn Việt Nam đáng tin cậy” nhất của Trung Quốc. Đây là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc Bắc Kinh cân nhắc, xem xét và hậu thuẫn “ngầm” cho cuộc đua vào ghế Tổng Bí thư.
Khả năng Trung Quốc hậu thuẫn cho ông Chính là điều hết sức khả thi, đặc biệt khi các lợi ích kinh tế của họ được đảm bảo. Và hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam có tính tập thể và cân bằng phe phái rất cao.
Tuy nhiên, để ông Phạm Minh Chính trở thành Tổng Bí thư cần có sự đồng thuận cao trong nội bộ đảng và ông Chính phải vượt qua đối thủ nặng ký là ông Tô Lâm. Theo đó, ông Phạm Minh Chính phải vượt qua nhiều rào cản lớn. Đó là: Sự đồng thuận trong nội bộ Đảng, cũng như các “chướng ngại” đến từ các cuộc thanh tra, điều tra từ ông Tô Lâm. Đừng quên, thế lực chính trị của của Tô Lâm cũng có “kênh” riêng liên lạc với Trung Quốc.
Khả năng ông Chính trở thành Tổng Bí thư là khá cao, nhưng nếu ông Phạm Minh Chính không giữ vững được các “liên kết chính trị” và không tránh được các đòn đánh của ông Tô Lâm. Thì kết quả của ông Phạm Minh Chính chỉ là một con số không tròn trĩnh.
Trà My – Thoibao.de