Thế đang lên, Đại tướng Phan Văng Giang quay lưng với dân hướng lòng về Bắc Triều!

Ngày 16/4, trong buổi làm việc với Tỉnh ủy Lạng Sơn, ông Phan Văng Giang đã nói rằng “Không để các thế lực thù địch chia rẽ quan hệ Việt Nam – Trung Quốc”. 

Không biết ông Giang muốn nói về cái gọi là “thế lực thù địch” là những ai? Hay là ông muốn nói đến gần 100 triệu dân? Đảng Cộng Sản có dám làm cuộc trưng cầu dân ý về ý muốn của dân thế nào trong quan hệ với Trung Quốc không?

Lời nói của ông Phan Văn Giang sau khi Hội nghị Trung ương lần Thứ 11 đã diễn ra. Kết quả là ông Phan Văn Giang được ở lại Bộ Chính trị và được cơ cấu vào ghế Chủ tịch nước. Đàn em ông Giang-Tướng Nguyễn Tân Cương cũng được cơ cấu vào Bộ Chính trị và xem như chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng khó thoát khỏi phe của ông. Viễn cảnh vừa ngồi ghế Tứ trụ vừa nắm lực lượng vũ trang sẽ cho Phan Văn Giang thế cân bằng với Tô Lâm.

Không hiểu vì lý do gì mà bất kỳ một nhân vật nào khi bước chân vào Tứ trụ cũng đều tỏ ra thái độ thần phục Bắc Triều? Cái bắt tay của ông Lương Cường với ông Tập Cận Bình mới đây đã cho thấy thái độ khúm núm của một kẻ bề tôi. Và giờ đây, khi Phan Văn Giang có lợi thế lớn trên vũ đài chính trị thì lại không ngần ngại công khai lòng trung thành với Bắc Kinh như thế? Không biết đến bao giờ, Đảng Cộng Sản Việt Nam mới có người biết “đứng thẳng” trước Phương Bắc?

Thật ra người dân không bài Trung Quốc mà chỉ bài đường lối ngoại giao bất công với Trung Quốc mà Đảng Cộng Sản đã và đang thực hiện. Tại sao không quan hệ với Trunng Quốc cùng một kiểu quan hệ với Mỹ và EU? Nghĩa là chỉ quan hệ kinh tế theo tinh thần đôi bên cùng có lợi, không để sự ảnh hưởng chính trị của nước này đến nước kia? Tại sao không gọi Trung Quốc là bạn bè, là đối tác mà phải gọi Trung Quốc là “anh-em”? Vậy ai là anh, ai là em? Việt Nam làm anh Trung Quốc được hay sao?

Thực ra, là láng giềng với Trung Quốc mà không quan hệ tốt với họ thì Việt Nam thiệt hại không ít. Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Việt Nam không thể xem họ là kẻ thù và lại càng không thể cô lập mình trước họ. Tuy nhiên, việc quan hệ tốt với Trung Quốc không có nghĩa là phụ thuộc chính trị vào họ, không có nghĩa là ký những thỏa thuận bất lợi cho đất nước. Quan hệ với họ không có nghĩa là luôn lén lút nhân dân đưa những chính sách bất lợi do Bắc Kinh vẽ ra để tròng lên đầu nhân dân. Tại sao phải bắt chước Trung Quốc thành lập 3 đặc khu kinh tế?

Quân đội là nơi mà nhân dân có thể cậy vào để bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, cả Lương Cường và Phan Văn Giang, hai tướng có ảnh hưởng mạnh nhất trong Bộ Quốc phòng hiện nay lại tỏ ra thần phục trước Bắc Triều mà không dám hiên ngang đứng thẳng, thì liệu quân đội Việt Nam có đáng tin cậy là sẽ bảo vệ được đất nước?

Đã nhiều đời Tổng bí thư, người dân không hề thấy sự tự lực tự cường của giới lãnh đạo cấp cao trong Đảng Cộng Sản. Ở thượng tầng họ chia phe đánh nhau nhưng điều đáng nói là, dù phe mạnh hay phe yếu cũng tranh thủ lấy lòng Bắc Triều. 

Sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc nguy hiểm một nhưng phụ thuộc chính trị nguy hiểm 10. Bởi lịch sử cho thấy, chưa bao giờ Trung Quốc từ bỏ dã tâm với Việt Nam. Những lúc họ không kéo quân sang đánh không có nghĩa là họ không làm gì. Họ không đánh công khai nhưng họ dần biến tập đoàn cai trị ở Việt Nam trở thành phụ thuộc. Từ phụ thuộc ấy, những ký kết giữa 2 đảng cứ dần đẩy Việt Nam vào bất lợi.

Thực tế cho thấy, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã mất vào năm 1958 khi ông Phạm Văn Đồng che giấu toàn dân đem dâng nó cho Bắc Kinh. Từ chỗ nắm được lợi thế qua những trò lén lút của Đảng Cộng Sản, sau đó Trung Quốc kéo quân đến cướp và họ ngụy biện rằng đấy là chủ quyền “hợp pháp” của họ.

Trần Chương -Thoibao.de