Ghế Tập Cận Bình “rung lắc” dữ dội và bài học cho tham vọng của TBT Tô Lâm?

Trong những tuần gần đây, thông tin lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc và quốc tế về việc ông Tập Cận Bình có thể đang đối mặt với một cuộc thanh trừng nội bộ khốc liệt. 

Theo giới quan sát quốc tế, nhiều dấu hiệu bất thường của ông Tập, với các vụ loại bỏ hàng loạt tướng lĩnh quân đội, và việc báo chí nhà nước Trung quốc giảm đưa tin. 

Đã và đang làm dấy lên làn sóng nghi ngờ về khả năng cầm quyền của ông Tập tại Trung Quốc, mà còn là một lời cảnh tỉnh nghiêm khắc cho các nhà lãnh đạo chính trị theo xu hướng độc tài trong khu vực.

Đặc biệt là ở Việt Nam, nơi Tổng Bí thư Tô Lâm đang thể hiện tham vọng quyền lực rất lớn, để tiếp tục duy trì quyền lực tuyệt đối như mô hình “nhất thể hóa” của ông Tập Cận Bình ở Trung quốc.

Chủ tịch Tập Cận Bình từng được ca ngợi là người “mạnh tay” trong chiến dịch chống tham nhũng và củng cố quyền lực độc tôn. Đặc biệt, vào năm 2018 đã sửa đổi Hiến pháp Trung Quốc nhằm xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước để cầm quyền suốt đời. 

Tuy nhiên, tham vọng quyền lực tuyệt đối này đã kéo theo những hệ quả tiêu cực khôn lường. Cụ thể như: các chiến dịch thanh trừng trong quân đội, kiểm soát giới học thuật, đàn áp giới công nghệ, và gây khó khăn cho cả khu vực kinh tế tư nhân… 

Điều đó, đã khiến nền kinh tế Trung Quốc trong những năm gần đây rơi vào trì trệ, bất động sản đóng băng, thị trường tài chính suy thoái, đã dẫn đến sự bất mãn của tầng lớp trung lưu.

Tình trạng này dẫn đến sự cô lập của Trung Quốc trên trường quốc tế, đồng thời gây gia tăng và bất ổn trong nội bộ của Đảng CSTQ. 

Theo giới phân tích đánh giá, đây thực chất là dấu hiệu của một cuộc đấu đá quyền lực, đã phản ánh sự bất mãn âm ỉ trong nội bộ đảng CSTQ khi quyền lực cá nhân của ông Tập được tập trung quá mức.

Đây, có thể là một bài học cho người đứng đầu của Đảng CSVN – ông Tô Lâm nên hiểu rằng, quyền lực tuyệt đối và sức mạnh chính trị không phải là vũ khí bất khả chiến bại.

Tại Việt Nam, từ khi lên làm Tổng Bí thư, ông Tô Lâm cũng đang đi theo con đường tương tự, cũng củng cố quyền lực tuyệt đối thông qua mạng lưới nhân sự thân tín, đặc biệt là Bộ Công an.

Không dừng lại ở đó, ông Tô Lâm đang bằng mọi nỗ lực dưới chiêu bài thúc đẩy cải cách thể chế, sáp nhập bộ máy nhà nước theo hướng “nhất thể hóa” quyền lực theo mô hình của Trung Quốc. 

Đây chính là lý do ở Việt Nam hiện nay đang chứng kiến sự tiếm quyền bằng mọi giá của Tổng Bí thư Tô Lâm, và phe cánh Bộ Công An. Và là nguyên nhân vì sao nội bộ của Đảng đã xảy ra sự bất đồng dẫn đến mất đoàn kết  trầm trọng chưa từng thấy. 

Cùng với đó, là việc siết chặt kiểm soát truyền thông, áp đặt chính sách kiểm soát kinh tế kiểu chỉ huy mang tính áp đặt, đã khiến khu vực kinh tế tư nhân bị bóp nghẹt.

Nếu nhà nước Việt nam dưới sự chỉ huy của ông Tô Lâm chỉ tập trung củng cố quyền lực bằng mọi giá, không quan tâm đến phát triển kinh tế, thì chắc chắn sẽ rơi vào khủng hoảng tương tự như đang xảy ra ở Trung Quốc hiện nay.

Nếu Tổng Bí thư Tô Lâm không sớm nhận ra, để tránh bài học từ sự tha hóa quyền lực của ông Tập Cận Bình, thì chiếc ghế quyền lực mà ông Tô Lâm đang ra sức giữ chặt cũng sẽ sớm bị rung chuyển. 

Bởi lẽ, chính trị Việt Nam cũng như Trung Quốc vẫn tồn tại nguyên tắc lãnh đạo tập thể là “bất di, bất dịch”, và sự phản kháng nội bộ, đặc biệt từ các nhóm quyền lực khác bất đồng với ông Tô Lâm như quân đội, phe bảo thủ thân Trung Quốc… sẽ không dễ bỏ qua.

Ông Tô Lâm nên nhìn vào gương của Tập Cận Bình, để thấy rằng quyền lực thực sự không phải là nắm giữ tất cả, mà phải là sự đồng thuận thật sự trong nội bộ của Đảng. 

Trà My – Thoibao.de