Trong tuần cuối tháng 6/2025, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên – quê hương của Tổng Bí thư Tô Lâm đã liên tiếp xảy ra 2 vụ việc nghiêm trọng. Điều đó, đã làm dấy lên lo ngại trong công luận về trách nhiệm của Công an địa phương và Bộ Công an.
Ngày 28/6, một vụ cháy dữ dội ở xã Minh Hải, huyện Văn Lâm đã khiến ít nhất 4 người tử vong và 3 người bị thương nặng. Theo các nhân chứng mô tả hàng loạt tiếng nổ lớn, khói lửa bốc cao hàng chục mét và đám cháy kéo dài tới gần 10 giờ đồng hồ.
Đáng chú ý, nguyên nhân bước đầu được cho là hệ thống dẫn khí đã mất an toàn, trong khi công tác đảm bảo phòng cháy chữa cháy tại cơ sở không đáp ứng tiêu chuẩn theo đúng quy định.
Cũng trong tuần qua, Công an Hưng Yên cũng phát hiện một cơ sở sản xuất dầu ăn giả trên quy mô lớn, đã sử dụng dầu ăn dành cho chăn nuôi để biến thành dầu ăn cho người, và được bán rộng rãi trên thị trường trong một thời gian dài.
Ngay lập tức, các cơ quan chức năng đã phải khuyến cáo kêu gọi người tiêu dùng “tuyệt đối” không được sử dụng sản phẩm độc hại này, với lý do sản phẩm dầu ăn giả này chứa rất nhiều độc tố có thể gây bệnh ung thư.
Điều này làm dấy lên nghi vấn về năng lực quản lý của Công an tỉnh Hưng Yên, và việc 2 vụ việc xảy ra liên tiếp, đã cho thấy sự buông lỏng đáng báo động trong việc giám sát và thực thi pháp luật tại tỉnh này.
Công luận không khỏi đặt câu hỏi: Trách nhiệm của Công an tỉnh Hưng Yên nằm ở đâu khi để xảy ra liên tiếp các vi phạm nghiêm trọng như vậy?
Quan trọng hơn, là trách nhiệm chính trị cựu Bộ trưởng Bộ Công An trước đây, nay là Tổng Bí thư Tô Lâm cần phải được làm rõ như thế nào? Phải chăng do tình trạng “dao sắc không gọt được chuôi” và do Công An tỉnh Hưng Yên đã được quá ưu ái trên mức đặc biệt nên “bất cẩn”.
Điều đó đã chứng tỏ cho thấy, hiệu quả điều hành, công tác thanh kiểm tra, trong ngành Công an vẫn quá yếu kém cho dù được Tổng Bí thư trao quyền rất lớn.
Công luận đặt câu hỏi: Vậy trách nhiệm kể trên thuộc về ai và mong muốn ông Tô Lâm và Bộ Công An cần có câu trả lời?
Hồng Lĩnh – Thoibao.de