Nhập tỉnh thì số Chủ tịch và phó Chủ tịch tỉnh sẽ dư dôi. Bỏ cấp huyện thì quan tỉnh bị dư dôi không thể về huyện. Ngoài ra số quan huyện cũng bị dư ra rất nhiều. Vậy thì nếu không muốn mất chén cơm, Chủ tịch hoặc các Phó Chủ tịch Tỉnh phải về xã giành ăn với quan xã.
Đáng nói hơn là số quan huyện bị mất việc do xóa cấp huyện cũng phải chấp nhận về xã “tranh ăn” với quan xã. Như vậy, cấp xã hiện nay rất chật chội. Các quan xã lâu nay khó mà cạnh tranh với quan huyện quan tỉnh chuyển về.
Cũng có một số quan chức chấp nhận về hưu non, tuy nhiên số này không nhiều. Dù bị giáng chức thì làm quan tỉnh về xã vẫn dễ kiếm tiền hơn làm thường dân. Hầu hết thành phần quan lại của đất nước này chỉ giỏi cậy quyền cậy thế ức hiếp dân chứ họ chẳng có kỹ năng gì để mà tự làm ăn kinh tế một cách tử tế.
Những quan chức cấp tỉnh cũ mà được nắm quyền ở cấp tỉnh mới sẽ có quyền lớn hơn, quản lý một đơn vị hành chính lớn hơn, một vùng kinh tế lớn hơn. Và cơ hội kiếm chác cũng nhiều hơn. Vì thế, phải là người có quen biết với thế lực hùng mạnh ở Trung ương may ra mới được bố trí cho vị trí lãnh đạo tỉnh sau khi sáp nhập. Thường là những người trong hệ sinh thái quyền lực mới được chọn. Sẽ không có sự chọn lựa lãnh đạo theo năng lực, mà vẫn chọn theo tiêu chuẩn “quan hệ”.
Việc nhập tỉnh xóa huyện cũng là cách đuổi bớt thành phần không thuộc hệ sinh thái quyền lực của Tô Lâm. Dự kiến là sau khi sáp nhập và bố trí lãnh đạo các tỉnh thì miếng ăn cho các đàn em cũng được sắp xếp. Còn lại những ai không thuộc hệ sinh thái, đẩy hết về xã để họ tự “đấu tranh sinh tồn”. Họ tranh nhau mâm dưới, còn mâm trên, những ai có thế và lực mới được dự phần.
Huỳnh Tú-Thoibao.de